Nhãn hiệu là gì? Giá trị của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 571 | Cật nhập lần cuối: 3/16/2022 11:13:09 AM | RSS

Nhãn hiệu hay Nhãn hiệu hàng hóa (viết tắt là NH) là những thuật ngữ được sử dụng vô cùng rộng rãi trong nền kinh tế thị trường. Nó gắn liền với quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ,… từ thời cổ xưa, khi mà nền kinh tế tự cung, tự cấp bị phá vỡ, sản xuất và trao đổi hàng hóa được hình thành và chiếm vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của nhân loại. Thế nhưng hiện nay vẫn còn những chủ doanh nghiệp không biết nhãn hiệu là gì, không nhận thức được giá trị của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp, vì thế họ cũng thờ ơ với việc đăng ký bảo hộ cho loại tài sản trí tuệ này.

Rất nhiều người đều hiểu nhầm nhãn hiệu là thương hiệu, cũng có người nghĩ nhãn hiệu là logo công ty nhưng sự thật đây là các đối tượng khác nhau. Một công ty có thể sử dụng chính logo của công ty để làm nhãn in trên sản phẩm, nhưng họ cũng có thể thiết kế một logo khác hoặc sử dụng các dấu hiệu khác.

Ví dụ:

Unilever Việt Nam có logo công ty riêng và họ sử dụng các nhãn hiệu khác nhau cho từng dòng sản phẩm của công ty: Dầu gội Sunsilk, dầu gội Clear, sữa tắm Dove, kem đánh răng P/s, Closeup,…

Vậy nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu (trademark) là thuật ngữ đã được chuẩn hóa quốc tế. Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều đưa ra định nghĩa nhãn hiệu dựa trên những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó nên cũng có những điểm khác nhau. Là quốc gia phát triển sau, các nhà lập pháp Việt Nam đã tiếp thu kinh nghiệm của các nước phát triển để đưa ra khái niệm mang tính khái quát, bao trùm hơn:

Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

– Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật sỡ hữu trí tuệ Việt Nam 2004 , sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật sỡ hữu trí tuệ sửa đổi 2009

Mặc dù có những điểm khác nhau trong quy định pháp luật của mỗi quốc gia nhưng điểm giống nhau cơ bản là nhãn hiệu phải có chức năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác nhau. Bên cạnh đó, pháp luật các nước cũng như các Điều ước quốc tế đều không liệt kê một danh sách các dấu hiệu cụ thể mà chỉ đưa ra các loại dấu hiệu phổ biến có thể đăng ký bảo hộ nhẵn hiệu

Ví dụ để giải thích chi tiết hơn về thuật ngữ này:

Trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất, kinh doanh 1 loại sản phẩm. Ví dụ:

  • Sản xuất ô tô: Ford, Toyota, Honda, Hyundai,…
  • Sản xuất điện thoại: Apple, Samsung, Nokia,…
  • Sản xuất máy tính: HP, Dell, Asus,…

Để phân biệt sản phẩm của các công ty đó, người ta cần đến các dấu hiệu đặc biệt trên sản phẩm – đó là nhãn hiệu. Mỗi công ty thiết kế nhãn riêng để sử dụng trên các sản phẩm nhằm giúp khách hàng nhận biết sản phẩm đó là của công ty mình.

Một số thương hiệu điện thoại phổ biến.

Nhãn hiệu là gì? Giá trị của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp

Chỉ cần nhìn vào những hình ảnh trên, người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được đó là của công ty nào, tổ chức nào. Thậm chí, liên tưởng ngay đến sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp.

Phân loại nhãn hiệu

Căn cứ vào các thành tố, tính chất, chức năng mà pháp luật của Việt Nam và các nước trên thế giới đều có thể phân loại nhãn hiệu theo các điểm chung như sau:

Phân loại dựa theo các yếu tố khi đăng ký bảo hộ:

  1. Từ ngữ, cụm từ, khẩu hiệu;
  2. Chữ cái, chữ số;
  3. Hình vẽ, ảnh chụp;
  4. Màu sắc;
  5. Sự kết hợp các yếu tố trên;

Luật Hoa Kỳ và một số quốc gia phát triển cho phép các dấu hiệu 3 chiều, âm thanh, mùi vị và cách thức trình bày sản phẩm cũng có thể bảo hộ là nhãn hiệu. Còn pháp luật Việt Nam chưa có quy định để bảo hộ và thực tiễn cũng không thừa nhận các loại dấu hiệu này.

Phân loại theo mục đích sử dụng:

  1. Nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng cho sản phẩm hàng hóa;
  2. Nhãn hiệu dịch vụ sử dụng cho các ngành dịch vụ;

Phân loại theo tính chất:

  1. Nhãn hiệu tập thể là NH có nhiều chủ đồng sở hữu và sử dụng;
  2. Nhãn hiệu liên kết là các NH giống hoặc tương tự nhau do cùng 1 chủ sở hữu đăng ký để sử dụng trên các sản phẩm có nhiều phiên bản khác nhau;
  3. Nhãn hiệu liên kết dùng để chứng nhận về đặc tính của sản phẩm như nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu, phương pháp sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng,…;
  4. Nhẵn hiệu nỗi tiếng là NH đã có danh tiếng, nhiều người biết đến;

Một số ví dụ cụ thể:

Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” đã được bảo hộ năm 2006. Cơ quan sở hữu: Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên. Thương hiệu “Chè Thái Nguyên” cũng đã được bảo hộ tại Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan.

Nhãn hiệu là gì? Giá trị của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp

Logo Chè Thái Nguyên

Nhãn hiệu tập thể “Xoài Cao Lãnh” được bảo hộ năm 2012. Cơ quan sở hữu: Phòng NN&PTNT huyện Cao Lãnh.

Nhãn hiệu là gì? Giá trị của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp

Logo xoài Cao Lãnh.

Nhãn hiệu chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao – Do người tiêu dung bình chọn” được cấp ngày 24/6/2014 cho Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao TP Hồ Chí Minh

Nhãn hiệu là gì? Giá trị của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp

Nhãn hiệu liên kết của tập đoàn VinGroup.

Nhãn hiệu là gì? Giá trị của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp

Một số thương hiệu đã nổi tiếng trên toàn cầu:

Nhãn hiệu là gì? Giá trị của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp

Một số nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới.

Kinh doanh nhỏ lẻ có cần đăng ký thương hiệu?

Tại sao không? Nhãn hiệu sinh ra để giúp người tiêu dùng phân biệt đó là sản phẩm của công ty nào. Chẳng nhẽ bạn lại không muốn khách hàng biết đến thương hiệu công ty mình hay sao?

Khi khởi nghiệp ai cũng có quyết tâm đưa công ty phát triển, lớn mạnh. Nếu bạn chờ đến khi công ty phát triển mạnh rồi mới đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì sợ rằng đã quá muộn. Thị trường cạnh tranh rất khốc liệt, có thể sản phẩm của bạn vừa mới ra mắt đã có kẻ bắt chước làm theo. Nếu đối thủ chớp được thời cơ đi đăng ký trước thì bạn sẽ bị mất thương hiệu. Mọi công sức xây dựng cho thương hiệu đó, nhãn hàng đó,… coi như biếu hết cho đối thủ. .

Mặt khác, một thương hiệu đã được pháp luật bảo hộ đương nhiên giá trị sẽ cao hơn, khách hàng của bạn cũng tin tưởng hơn. Trong kinh doanh, điều đó không quan trọng sao?

Hơn nữa, chi phí đăng ký thương hiệu không hề cao, thời hạn bảo hộ lên tới 10 năm – đủ dài để một thương hiệu trở nên nổi tiếng. Bạn còn lăn tăn gì nữa?

Tóm lại, xác lập quyền sở hữu là việc đầu tiên và quan trọng nhất mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên làm. Doanh nghiệp chưa đăng ký tức là chưa có gì cả. Trước pháp luật, doanh nghiệp đó không hề được bảo vệ

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

TOP