Thủ tục giải thể doanh nghiệp theo đúng quy định Pháp luật.

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 397 | Cật nhập lần cuối: 3/15/2022 10:22:16 AM | RSS

Giải thể là phương án được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhằm chấm dứt hoạt động kinh doanh khi đứng trước những khó khăn không thể tháo gỡ. Tuy nhiên, đây là thủ tục khá phức tạp, phải thực hiện tại nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là vấn đề quyết toán thuế, đóng mã số thuế.

I. Các quy định pháp luật doanh nghiệp cần lưu ý:

1. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp, trừ trường hợp có quy định khác.

Trước khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (nếu có).

2. Việc giải thể phải được thông qua bởi chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bởi Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, bởi Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp và được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đồng thời niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan. Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

4. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

b) Nợ thuế;

c) Các khoản nợ khác.

II. Các thủ tục doanh nghiệp cần thực hiện:

1. Thực hiện thủ tục đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế tại cơ quan Hải quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

2. Thực hiện thủ tục đề nghị xác nhận hoàn tất nghĩa vụ thuế, chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan Thuế.

3. Thực hiện thủ tục trả con dấu, giấy chứng nhận mẫu dấu tại cơ quan Công an nếu doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan Công an cấp.

4. Thực hiện thủ tục giải thể, trả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

III. Các hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị:

1. Thông báo về giải thể doanh nghiệp;

2. Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc giải thể doanh nghiệp;

3. Phương án giải quyết nợ (nếu có);

4. Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có)

5. Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);

6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

7. Sổ sách, chứng từ kế toán.

a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

b) Nợ thuế;

c) Các khoản nợ khác.

II. Các thủ tục doanh nghiệp cần thực hiện:

1. Thực hiện thủ tục đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế tại cơ quan Hải quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

2. Thực hiện thủ tục đề nghị xác nhận hoàn tất nghĩa vụ thuế, chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan Thuế.

3. Thực hiện thủ tục trả con dấu, giấy chứng nhận mẫu dấu tại cơ quan Công an nếu có

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

TOP